Cổng trục là gì?
Với những người đã từng hoặc đang sử dụng hoặc đã được học, được nghe, được biết trước đó thì chắc các bạn đã biết được khái niệm về cổng trục là gì? Khi nhìn thấy cong truc thì hình ảnh trực quan ban đầu của nó là kết cấu thép có hình dạng như khung cổng. Các bạn cứ tưởng tượng nó cái cổng chào ở đầu làng các bạn như thế nào thì cổng trục có hình dáng như thế. Nhưng chỉ khác ở đây, cổng trục nó là 1 dạng máy móc và được thiết kế thi công bằng thếp có thể di chuyển được và làm một nhiệm vụ quan trọng đó là nâng hạ, di chuyển hàng hóa ( hàng hóa là gọi chung cho tất cả các vật nặng, thiết bị, đồ đạc hay bất cứ cái gì mà đưa vào cổng trục để nâng hạ hay di chuyển nó). Cổng trục góp phần không nhỏ vào nâng cao năng suất lao động hay công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
Cấu tạo cổng trục như thế nào?
Vì nó có hình dáng như khung cổng nên các bạn có thể hình dung đó là nó sẽ bao gồm dầm thép chính được đặt lên các chân cổng. Dưới chân cổng bố trí hệ thống di chuyển trên đường di chuyển dưới mặt đất có tên gọi là ray ( như ray mà tàu hỏa sử dụng để di chuyển). Trên dầm chính có bố trí hệ thống nâng hạ gọi là xe con. Xe con thế thể là tời điện, có thể là pa lăng… Xe con có thể di chuyển dọc theo dầm chính bằng hệ thống ray di chuyển. Ray di chuyển xe con có thể được bố trí phía trên hoặc treo ở phía dưới dầm chính.
Chân cổng thì thường có một chân cứng và một chân mềm. Chân cứng có cấu tạo hộp hoặc giàn được liên kết cứng với dầm chính. Chân mềm có cấu tạo là liên kết khớp với dầm chính để đảm bảo cả hệ cổng trục là một hệ tĩnh định, chân mềm có tác dụng bù trừ cho những sai lệch của kết cấu, của đường ray mà do các yếu tố chủ quan đến khách quan gây nên như: Sai lệch kết cấu trong quá trình sản xuất, độ dơ do quá trình lắp đặt cổng trục và còn độ giãn nở kết cấu do nhiệt độ nữa…
Phân loại cổng trục
Dựa vào kết cấu cũng như công dụng của cổng trục mà người ta phân loại ra các loại cổng trục khác nhau:
- Theo kết cấu thì cổng trục có 2 loại là cổng trục dầm đơn và cổng trục dầm đôi. Trong cổng trục dầm đơn và cổng trục dầm đôi thì lại được phân chia theo kết cấu dầm chính đó là cổng trục có conson và không có conson.
- Theo công dụng thì cổng trục có các chức năng và công dụng sau đây: xếp dỡ hàng hóa, tháo dỡ & lắp ghép máy móc, cổng trục chuyên dùng.
Với mỗi công năng tác dụng thì cổng trục được sử dụng ở các vị trí khác nhau như:
- Với công năng xếp dỡ hàng hóa thì cổng trục thường được bố trí ở các nhà kho, các bãi tập kết, bãi trung chuyển hay ở các bến cảng. Tùy vào mục đích sử dụng và không gian lắp dựng mà người sử dụng bố trí loại cổng trục cho phù hợp như: phù hợp về cấu tạo ( dầm đơn hay dầm đôi, có conson hay không có con), tải trọng của hàng hóa tối đa mà cổng trục phải nâng để thiết kế cổng trục có tải trọng và khẩu độ cổng trục cho phù hợp. Nói đến khẩu độ cổng trục thì các bạn phải hiểu được khẩu độ cổng trục là gì? Khẩu độ cổng trục được hiểu là khoảng cách giữa 2 mép dầm chính.
Khẩu độ cổng trục là gì
- Với công năng tháo dỡ và lắp ghép máy móc thì hầu hết là ở các nhà máy, phân xưởng, kho bãi hay các bến cảng, các công trình xây dựng…. và cũng tùy vào mục đích sử dụng mà lựa chọn lắp dựng cổng trục cho phù hợp
- Với công năng chuyên dùng thì loại cổng trục này chủ yếu được lắp dựng tại các thủy điện để phục vụ mục đích chuyên dụng mà chỉ thủy điện mới có như: Lắp dựng các cánh phai, lắp dựng các cửa chặn nước…
Với các thông tin trên thì các bạn đã phần nào hiểu được rõ ràng hơn về cổng trục. Và giờ chúng tôi xin giới thiệu đôi nết về sản phẩm cổng trục uy tín mà chúng tôi đã, đang và sẽ cung cấp đó là sản phẩm cổng trục dầm đôi. Ngoài cung cấp các sản phẩm chất lượng chúng tôi còn có chính sách bảo hành cổng trục uy tín.Sau đây là những thông số của sản phẩm cổng trục dầm đôi 5 tấn:
- Tải trọng: 5 tấn
- Khẩu độ: tới 30 mét
- Chiều cao nâng: 6 mét hoặc 12 mét
- Nguồn điện làm việc: 380 V/3 PHA
Thiết bị nâng này được tổ hợp từ các bộ phận cấu thành sau đây :1. Máy tời điện hay còn gọi là Pa lăng cáp điện 5 tấn được trọn theo catalog dựa vào tính năng sử dụng, môi trường làm việc.2. Dầm cầu trục được tổ hợp từ tôn tấm SS400 làm theo bản vẽ thiết kế tiêu chuẩn. Khi thiết kế chế tạo thiết bị đảm bảo cứng vững theo tiêu chuẩn việt nam TCVN 42443. Tủ điện được tích hợp từ biến tần làm mền chuyển động tiết kiệm điện năng trong quá trình sử dụng4. Cấp nguồn bằng máng C, cáp dẹt5. Cấp điện dọc bằng rulo cuốn cáp – hay được sử dụng chạy bằng động cơ điều chỉnh bằng biến tần yaskawa.6. Bánh xe thiết bị nâng được chế tạo từ thép tròn C45 sau đó được tôi cao tần chống mài mòn trong quá trình sử dụng.7. Ray P hay thường được sử dụng.8. Bộ điều khiển từ xa juuko – đài loan đảm bảo trong quá trình vận hành thiết bị.
Cổng trục đầm đôi bên cạnh tải trọng 2 tấn, 3 tấn còn có cổng trục đầm đôi tải trọng 5 tấn với thông số như sau:
– Tải trọng nâng: 5 tấn
– Chiều cao nâng, khẩu độ, chiều dài đường chạy: giống như các loại cổng trục, cầu trục, các thông số này sẽ thiết kế và lắp đặt theo yêu cầu của khách hàng và thực tế vị trí lắp dựng:
+ Chiều cao: từ 4m đến 12m
+ Khẩu độ: 5m đến 39m
+ Chiều dài đường chạy: 6m đến 100m
– Tốc độ nâng: thường dùng tời/ pa lăng cáp hàn quốc nên tốc độ nâng là 4.7 m/ph
– Tốc độ di chuyển ngang: 20 m/ph (hoặc 13 m/ph)
– Tốc độ di chuyển cổng trục: 0~20 m/ph
– Tủ điện điều khiển cổng trục có biến tần, có thể sử dụng rulo cho cấp điện dọc nhà
– Nguồn điện: 3 pha 380v 50hz
– Cổng trục được sử dụng trong nhà xưởng, bên ngoài xưởng hoặc trong kho, cảng, nhà máy, … với ưu điểm không cần dựng cột, dầm đỡ 2 bên và bánh xe chạy dưới mặt đất nên khá an toàn
Reviews
There are no reviews yet.